icon icon

Bệnh gout: Triệu chứng của bệnh gout và phác đồ điều trị

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 20/06/2023

1. Bệnh gout

Là dạng viêm khớp làm sưng đỏ làm bệnh nhân đau dữ dội, đột ngột ở một vài vị trí khớp của cơ thể, nhất là ngón chân cái, ở mắt cá chân, cổ tay, bàn tay

Nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra bệnh gout là do axit uric tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài, dẫn đến việc các tinh thể urate hình thành trong và xung quanh khớp

2. Dấu hiệu nhận biết

Khi bạn mắc phải triệu chứng gout, các tinh thể urate tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm một hoặc một vài vùng khớp. Nếu có không chỉ một mà nhiều khớp cùng lúc bị viêm thì người ta sẽ gọi là bệnh gout polyarticular hay bệnh gout đa khớp.

Các cơn đau điển hình nhất của bệnh gout thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu bị gút ở chân, những vùng khớp khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp ở: Bàn chân; Mắt cá chân; Đầu gối; Khuỷu tay; Cổ tay; Ngón tay...

2.1. Vùng khớp bị đau và khó chịu kéo dài

Nhiều bệnh nhân gout thường bị thức giấc giữa đêm vì cơn đau nhói ở vùng khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt, triệu chứng bệnh gout thường gặp nhất là đau khớp ngón chân cái. Các triệu chứng của bệnh gout nhanh chóng phát triển và trở nặng trong vòng 12-24 giờ kể từ khi cơn đau khởi phát… Càng về sau, các cơn gout sẽ càng kéo dài, với nhiều khớp bị ảnh hưởng hơn nữa.

2.2. Khớp bị viêm và sưng đỏ

Các khớp ảnh hưởng có thể bị viêm, từ đó dẫn đến các triệu chứng bệnh gout như sưng, mềm, nóng ấm và tấy đỏ. Phần da bao bọc khớp trông sáng bóng, có khi bị bong tróc.

2.3. Phát triển các nốt tophi – dấu hiệu gout cần lưu ý

Một trong các dấu hiệu bệnh gút đó chính là các bệnh nhân thường có các nốt u sần quanh khớp. Các nốt này được gọi là tophi. Thường không gây đau đớn nhưng thi thoảng lại vỡ ra và tiết chất lỏng giống như m. ủ có chứa chất màu trắng đục, đây chính là các tinh thể urate tích tụ quanh khớp.

2.4. Sốt nhẹ, mệt mỏi có thể là triệu chứng bệnh gout

Trong các đợt gout cấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Đôi khi, dấu hiệu bệnh gout chính là bị sốt và đau cơ.

2.5. Giới hạn chuyển động hạn chế

Khi bệnh gout tiến triển, bệnh nhân khó mà cử động các khớp bình thường, một phần do cảm giác đau khi di chuyển.

3. Một số Biến chứng

3.1. Biến dạng khớp

Bệnh gout xảy ra ở các khớp bởi sự lắng đọng các tinh thể urat trong mô cạnh khớp, sụn, xương, gân, dây chằng, bao hoạt dịch… Lâu dần, các khớp bị biến dạng, kèm theo đau nhức và cứng khớp.

3.2. Bại liệt

Sự biến dạng của các khớp lâu ngày sẽ dẫn tới cứng khớp, xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch… Hậu quả làm bệnh nhân gặp khó khăn trong cử động hoặc di chuyển hàng ngày, thậm chí gây tà. n phế cho người bệnh.

3.3. Biến chứng bệnh thận

Thận là cơ quan chuyên trách trong việc đào thải axit uric và các chất độc tố ra ngoài cơ thể qua đường tiểu nên dễ bị lắng đọng và tích tụ các tinh thể urat, axit uric, lâu ngày gây ra tình trạng sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể giảm chức năng của thận dẫn đến suy thận.

Chức năng thận suy giảm do bệnh gút làm kéo theo các hệ lụy khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp…

3.4. Biến chứng tim mạch

Bệnh gút gây tác động xấu đến tim. Các tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở thận mà còn tích tụ ở tĩnh mạch, động mạch và những mạch máu ở tim. Điều này gây ra tình trạng viêm màng trong tim và cơ tim.

3.5. Nhiễm trùng hạt Tophi

Biểu hiện nhiễm trùng hạt tophi gồm:

Hạt tô phi bị dò, vỡ, chảy ra dịch màu trắng đục, có thể lẫn cả mủ màu vàng đục, không mùi hoặc có mùi hôi.

Các khớp lân cận có thể sưng đau, nóng, đỏ biểu hiện một cơn gút cấp kèm theo.

Bệnh nhân có sốt cao, kèm rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

3.6. Nguy cơ đột quỵ và tai biến

Bệnh gút thường dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… Do đó, người mắc bệnh gút có nguy cơ bị tai biến và đột quỵ cao hơn người bình thường.

4. Cách chăm sóc

- Tăng cường một số nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin và dinh dưỡng cao, hỗ trợ thanh lọc cơ thể để mang đến sức khỏe.

- Ưu tiên chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, ngũ cốc, bổ sung đạm từ thực vật thay cho động vật để giúp bảo vệ sức khỏe.

- Những nhóm thực phẩm cần tránh xa như thịt đỏ, đồ ăn muối chua, trứng vịt lộn, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp, hải sản hay các loại đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường (kể cả các loại trái cây tự nhiên nhưng quá ngọt).

- Đảm bảo uống đủ nước để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Theo đó người bệnh cần uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.

5. Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị Đông y gia tryền Trịnh Ngọc Anh

L Y Bùi Thị Hạnh(mẹ), L Y Trịnh Ngọc Anh(con) điều trị bệnh gout bằng phác đồ gia truyền.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc một thang để uống, ngày uống ba lần. Một liệu trình sử dụng trong 30 ngày.

Người bệnh dùng khoảng 15 ngày đã cảm nhận được sự thuyên chuyển bệnh.

Tuy nhiên, mức độ thuyên giảm của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do đó, phải kể đến trường hợp một chú quê ở Quảng Bình đã sống chung với bệnh gout khá lâu. Nhưng, khi sử dụng 5 ngày các triệu chứng bệnh gout đã gần như hết.

Liên hệ ngay: Đông y gia truyền: L. Y Bùi Thị Hạnh(mẹ), L. Y Trịnh Ngọc Anh(con)

Hotline: 0362 101 262

Để được tư vấn

Lưu ý: Khi thấy các biểu hiện trên cần đi tới các cơ sở y tế thăm khám.

Địa chỉ: Khu Đồng Mát, Tân An, Quảng Yên, Quảng Ninh

Tags : Bệnh gout dấu hiệu bệnh gout triệu chứng bệnh gout
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: