icon icon

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 01/07/2023

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt được chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chưa có tổn thương thực thể nên tiểu tiện khó, có cảm giác buồn tiểu nhưng mãi mới đi tiểu được, dòng nước tiểu yếu, nhỏ, có lúc đái rắt. Tiểu nhiều lần về đêm.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn này đã có tổn thương, tiểu khó tiểu nhiều lần, tiểu không thể kiềm chế khi ngủ. Thậm chí ban ngày cũng bị tiểu són. Nước tiểu tồn dư trên 100ml. Có biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu do sự ứ đọng nước tiểu.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn này đã ảnh hưởng chức năng thận và sự thích ứng của cơ thể giảm sút nhiều, lượng nước tiểu tồn dư tăng, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nặng nề hơn. Tiểu khó tăng lên, cũng có lúc tiểu nhiều lần, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. Bên cạnh đó xuất hiện các triệu chứng của suy thận như buồn nôn, ăn chậm tiêu, mệt mỏi.

Biến chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Tình trạng phì đại tuyến tiền liệt gây khó tiểu, tiểu không hết, lâu ngày dẫn tới bàng quang phình to hoặc tích tụ vi khuẩn trong bàng quang gây nhiễm khuẩn. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng như:

Bí tiểu, tiểu ra máu: 

Người bệnh có cảm giác không thể đi tiểu được, đau dữ dội ở vùng bụng dưới, trường hợp nặng có thể bị tiểu ra máu trong lúc cố gắng đi tiểu;

Nhiễm khuẩn niệu đạo:

Nước tiểu không thoát ra được gây nhiễm khuẩn, dẫn tới các biểu hiện như nước tiểu đục hoặc tiểu buốt;

Sỏi bàng quang: 

Tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nước tiểu bị ứ đọng trong cơ thể đã tạo thành sỏi, gây tắc nghẽn đường tiểu. Ngoài ra, sỏi chứa nhiều vi khuẩn nên nếu để lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn;

Suy thận: 

Nước tiểu không thoát ra được làm tăng áp lực nước tiểu, gây ứ nước, viêm thận, giãn bể thận, lâu ngày có thể dẫn tới Viêm cầu thận, suy thận mạn tính.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Quả bơ

Loại quả này chứa lượng beta-sitosterol dồi dào. Đây là loại sterol thực vật, giúp giảm số lần đi tiểu, cải thiện tình trạng khó tiểu và bí tiểu của người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Một số thực phẩm khác cũng chứa lượng beta-sitosterol dồi dào như hạt đậu nành, quả hồ đào, hạt bí ngô, mầm lúa mì… Người bệnh có thể luôn phiên sử dụng những thực phẩm này để vừa đa dạng hóa thực đơn vừa đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

Ớt chuông

Ớt chuông chứa lượng vitamin C dồi dào. Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tuyến tiền liệt. Một chén ớt chuông thô chứa gần 200% lượng vitamin cần thiết mỗi ngày cho người trưởng thành. Một số thực phẩm giàu vitamin C khác bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày như cải xoăn, cải brussel, súp lơ, cam, quýt, bưởi…

Hạt vừng

Nam giới mắc bệnh thường có lượng kẽm thấp hơn đến 75% so với người không mắc bệnh. Trong khi, kẽm lại là một khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của tuyến tiền liệt.

Các loại quả mọng

Như mâm xôi, phúc bồn tử, việt quất, dâu tây… chứa chất oxy hóa, có khả năng loại bỏ những gốc tự do khỏi cơ thể. Những gốc tự do này chính là thủ phạm gây ra những phản ứng tiêu cực cho sức khỏe, gồm cả việc làm trầm trọng triệu chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu isoflavone và lignane. Đây là những chất giúp ức chế phản ứng viêm trong tuyến tiền liệt, qua đó giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Cách điều trị

- Điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bằng phương pháp gia truyền, được bào chế từ thảo dược tự nhiên.

- Cách dùng: Kết hợp uống sử dụng trong 1 liệu trình 30 ngày, người bệnh đã cảm thấy thuyên chuyển.

Liên hệ:

Lang Y Bùi Thị Hạnh (Mẹ)

Lang Y Trịnh Ngọc Anh (Con)

Hotline: 0362 101 262

Địa chỉ: Khu Đồng Mát, P. Tân An, TX. Quảng Yên, T. Quảng Ninh

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người lên mức độ thuyên giảm khác nhau.

Tags : bệnh phì đại phì đại phì đại tuyến tiền liệt
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: