icon icon

Bệnh điếc, ù tai có điều trị được không?

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 10/06/2023

Suy giảm thính lực, ù tai, tai có tiếng ve kêu và không phân biệt được những âm thanh to hoặc nhỏ hàng ngày.

Do đó, việc điều trị bệnh điếc và tìm lại thính lực cho người bệnh là cần thiết.

Bệnh Điếc - Ù tai

Bệnh khiếm thính, hay còn gọi là bệnh điếc tai hay mất thính lực là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém, hoặc nghe thấy âm thanh nhưng không phân định được âm thanh cụ thể như nói cái gì... Hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi giọng nói với cường độ âm thanh rất lớn cũng không nghe được. 

Mất thính lực có ba loại:

  • Dẫn truyền (liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa)
  • Thần kinh (liên quan đến tai trong)
  • Hỗn hợp (kết hợp cả hai)

Biểu hiện bệnh Điếc

  • Khó khăn để nghe các lời nói và âm thanh khác.
  • Khó hiểu các từ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong một đám đông.
  • Khó nghe được các phụ âm.
  • Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng và to hơn.
  • Cần tăng âm lượng của tivi hoặc radio.
  • Các cuộc hội thoại trở nên khó khăn.
  • Trong tai có nhiều tiếng ve kêu
  • Tai ù, lỗ tai như kiểu bị bít lại
  • và nhiều biểu hiện khác

Có lên tìm lại thính lực không?

Mắt là cửa sổ của Tâm hồn, Tai là cơ quan tiếp nhận - cảm thụ âm thanh của cuộc sống. Do đó, khi bị mắc bệnh Suy giảm thính lực - Điếc(Ù tai) cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

Do đó, tìm lại thính lực để cảm nhận những âm thanh bình dị hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến điếc

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghe, dẫn đến bị nghe kém, điếc cả hai tai hoặc chỉ điếc ở một bên tai

  • Tuổi tác 

Điếc tai, nghe kém là một tình trạng nhiều người cao tuổi gặp phải. Lúc này, thính lực bị ảnh hưởng khi có sự suy yếu ở cơ quan thính giác do lão hóa và hiện tượng tuần hoàn máu lưu thông kém. Ở người cao tuổi, điếc có thể xảy ra chỉ ở một bên tai trái hay tai phải hoặc ở cả hai tai. 

  • Các bệnh lý về tai

Người bệnh bị các bệnh lý như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai trong,... khi không được kịp thời cải thiện sẽ gây tổn thương cho cơ quan thính giác. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh và gây điếc tai, khả năng nghe trở nên kém đi.

  • Do chức năng thận suy giảm 

Thận là cơ quan của cơ thể có mối liên hệ với sức khỏe thính giác. Khi thận yếu có thể khiến tai bị ù và nếu nó quá yếu sẽ gây điếc tai. 

  • Do tuần hoàn máu kém

Dây thần kinh thính giác ở tai trong sẽ không nhận được dưỡng chất, oxy để hoạt động khi người bệnh gặp tình trạng tuần hoàn máu kém. Điều này có thể dẫn tới bị ù tai, nghe kém, điếc ở một bên hoặc cả hai bên tai.

Ngoài ra, chấn thương đầu hoặc tai, sự tích tụ ráy tai quá mức, tồn tại dị vật trong tai,... cũng có thể khiến người bệnh bị điếc ở một bên tai.

Lưu ý: Khi thấy các dấu hiệu trên cần tới các cơ sở y tế để thăm khám.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: