icon icon

Lý do người tiểu đường bị tê bì chân tay

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 27/01/2024

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị tê bì chân tay

Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới tổn thương, lâu dần, tạo cảm giác đau buốt, tê nhức cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao kéo theo độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng lắng đọng cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa và bít tắc các mạch máu nhỏ, oxygen và các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ, dây thần kinh ở ngoại vi bị suy giảm. Từ đó, tín hiệu thần kinh ngoại vi được truyền dẫn đến các chi sẽ bị rối loạn hoặc tê liệt. 

Biến chứng tê bì thường xảy ra ở cả chi trên và chi dưới của người bệnh với các triệu chứng như:

Da khô, ngứa, bong tróc, dễ bị bầm tím chân tay.

Xuất hiện cảm giác tê bì, khó chịu như kiến bò và kim châm ở cả tay và chân.

Có lúc thì tê lạnh, lúc thì nóng và đau rát ở các đầu ngón tay, ngón chân.

Cơ đau nhức, mất cảm giác, thường tự phát vào ban đêm và không xảy ra theo một chu kỳ cố định.

Những cơn đau có thể kéo dài lúc nghỉ ngơi nhưng lại giảm dần trong quá trình vận động.

Điều đáng lưu ý là các dấu hiệu tê bì chân tay thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của tuổi già nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Nếu không kịp thời kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đây có thể là “lời cảnh báo” của nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Cụ thể, khi tăng cảm giác tê bì hoặc khi mất cảm giác sẽ khiến người bệnh không cảm nhận được những nguy hiểm xung quanh như chân tay chạm vào vật sắc nhọn, cứng hay bị nhiệt nóng… dễ tạo thành những vết thương có nguy cơ cao gây nhiễm trùng máu, hoại tử chi thậm chí phải cắt chi. Không những thế, những biến chứng về mạch máu dẫn đến tê bì chân tay của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tắc mạch vành tim, tai biến mạch máu não và gây liệt hay tử vong.

Giải pháp phòng ngừa biến chứng tê bì chân tay 

Biến chứng tê bì chân tay là nỗi lo của rất nhiều người bệnh, đặc biệt, biến chứng dễ tăng nặng hơn vào mùa đông bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng. Để phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau.

Theo dõi tay – bàn chân

Ngay khi có các dấu hiệu biến chứng tê bì chân tay hoặc một số dấu hiệu khác như ngứa ran, nóng rát bàn chân, cảm giác kim châm, kiến bò trên da, đau hoặc chuột rút,… người bệnh cần thăm khám để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc bàn tay, bàn chân bằng cách:

Massage vùng tay chân bị tê bì: Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho đôi chân.

Vệ sinh chân tay hàng ngày bằng nước ấm (khoảng 37ºC là tốt nhất) và lau thật khô bằng khăn mềm tránh xây xước, nấm chân. 

Thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Lưu ý người bệnh nên thoa kem dưỡng lên gót, mu bàn chân và lòng bàn chân, không thoa kem ở các kẽ chân để tránh nhiễm trùng. 

Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày, dép hoặc vớ dày để ngăn ngừa thương tích cho đôi chân, cắt và mài nhẵn móng chân nhẹ nhàng.

Ngâm chân bằng nước ấm 37ºC: biện pháp này cũng có thể giúp giảm các triệu chứng tê bì tay chân ở người tiểu đường nhờ tăng lưu thông máu, tuy nhiên người bệnh không nên ngâm quá 30 phút mỗi lần, và có thể nhờ người thân hỗ trợ kiểm tra nhiệt độ nước để tránh tình trạng nước quá nóng. 

Đặc biệt, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra tay chân để kịp thời phát hiện các vết thương, vết loét và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh nhiễm trùng, hoại tử.

Kiểm soát tốt đường huyết

Việc kiểm soát đường huyết ổn định ở mức an toàn là “ điểm mấu chốt” giúp hạn chế sự tiến triển của biến chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Theo đó, người bệnh tiểu đường cần phối hợp ba chân kiềng quan trọng trong quá trình điều trị bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc.

– Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên hạn chế tinh bột trong bữa ăn; hạn chế các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt) để tránh đường huyết tăng cao sau ăn; sử dụng lượng chất béo vừa phải, ưu tiên acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… để tránh rối loạn chuyển hóa; lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới 55); tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ngày ăn từ 4-5 bữa, để đường huyết sau ăn không tăng quá cao.

– Chế độ vận động: Vận động thường xuyên, đều đặn giúp tăng tuần hoàn máu tới các chi, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh nên duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực như đi bộ, đạp xe, yoga,…

Đối với bàn tay, người bệnh có thể tập bài tập nắm tay ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, giúp lưu thông mạch máu ở tay: nắm chặt 2 bàn tay lại, cũng có thể đan chặt các ngón tay với nhau trong 30s. Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi lần thực hiện.

Lưu ý, khi bị tiểu đường cần có những biện pháp phòng ngừa và tìm cách điều trị hợp lý.

Phác đồ điều trị bằng đông y hết tiểu đường

Đông y gia truyền, lang y Trịnh Ngọc Anh (con trai Lang y Bùi Thị Hạnh) kế thừa tinh hoa y học dân tộc và phương pháp gia truyền từ Đông y Trịnh Gia - lang y Bùi Thị Hạnh đã điều trị được nhiều bệnh như Động Kinh, Hoang Tưởng, Hạch, Suy Thận, Ù tai, trong đó có bệnh TIỂU ĐƯỜNG, gout. Do vậy, khi điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị đường huyết sẽ hết sau vài liều điều trị.

Phác đồ:

Đối với phương pháp điều trị bệnh tiểu đường của đông y gia truyền, lang y Trịnh Ngọc Anh được bào chế từ thảo dược tự nhiên, không tác dụng phụ.

Cách sắc:

Mỗi ngày, người bệnh cần nấu 1 thang lấy hơn 1 lít nước để uống trong ngày. Khi nấu có thể cho vào ấm điện sắc hoặc cho cả nào nồi và cho 3 đến 4 lít nước vào đun cho thật kỹ và lấy khoảng hơn 1 lít để uống 3 bữa trong ngày.

Lộ trình điều trị:

Khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị của Đông y gia truyền, lang y Trịnh Ngọc Anh trong khoảng 1 tuần đã bắt đầu cảm nhận được sự thuyên chuyển trên những con số khi kiểm tra lượng đường huyết. Tới tuần thứ 3, thứ 4 của tháng đầu tiên về cơ bản lượng đường huyết ổn định.

Do đó, chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, chỉ số đường huyết của bạn sẽ trở lại bình thường, và hết tiểu đường trong khoảng vài liệu trình.

Lưu ý, mức độ hết nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Liên hệ:

Lang y Bùi Thị Hạnh (mẹ) - Lang y Trịnh Ngọc Anh (con trai) - Trần Thị Hòa (con dâu)

Hotline: 0362101262

Địa chỉ: Đường Đồng Tâm, khu Đồng Mát, phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tags : lang y trịnh ngọc anh tiểu đường đông y trịnh ngọc anh
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: