icon icon

Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh Sỏi Thận

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 09/06/2023

Sỏi thận là các tinh thể vật cứng xuất hiện ở nhiều vị trí bể thận, đài thận… Do đó, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Khi nước tiểu bị cô đặc và các khoáng chất như acid uric, canxi, natri, oxalat,… không hòa tan sẽ kết dính với nhau tạo thành sỏi. Tùy từng thời gian và mức độ lắng đọng, viên sỏi thường có kích thước khác nhau. Sỏi thận thường không “nằm im” ở một vị trí trong thận mà có thể theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản, bàng quang.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

=>Thận đảm nhiệm chức năng chính trong hệ tiết niệu nên nếu sỏi quá lớn, cản trở lưu thông nước tiểu sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

=>Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi thận rơi xuống điểm nối thận – niệu quản khiến nước tiểu không được lưu thông gây nên tình trạng thận ứ nước, giãn đài bể thận.

=>Viêm đường tiết niệu: sỏi thận là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và khi sỏi di chuyển cọ xát gây chảy máu và viêm ở thận hoặc niệu quản, bàng quang, niệu đạo…

=>Suy giảm chức năng thận: các tổn thương ở thận đều có thể gây suy thận cấp tính hoặc mãn tính, gây tốn kém chi phí trong điều trị.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Uống nước không đủ khiến nước tiểu quá cô đặc, nồng độ các tinh thể trở nên bão hòa trong nước tiểu.

Những dị dạng bẩm sinh hay do mắc phải của đường tiết niệu khiến cho nước tiểu không thể thoát ra được, mà tích trữ đọng lại, lâu dần tạo thành sỏi thận.

Những bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Sau chấn thương nặng không thể đi lại mà chỉ nằm một chỗ.

Bị nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu dai dẳng, về lâu dần sẽ tạo ra mủ và lắng đọng các chất bài tiết, hình thành nên sỏi thận.

Chế độ ăn uống nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C... Và còn nhiều nguyên nhân khác.

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Đau: Điển hình nhất là cơn đau quặn thận, đau dữ dội theo từng cơn ở hai bên hố thắt lưng ngay dưới xương sườn sau đó lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái. Nếu sỏi nhỏ hoặc nằm ở trong bể thận thường gây đau âm ỉ.

Đi tiểu ra máu: Sỏi cọ xát(ở niệu đạo)gây chảy máu, nước tiểu hồng như màu nước rửa thịt, ít khi có máu cục.

Tiểu buốt: Đau rát mỗi lần đi tiểu.

Tiểu rắt: Tăng rõ rệt tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu thường ít.

Nước tiểu đục, có màu sắc bất thường: Có mủ tr.ắng và mùi rất khó chịu, lúc này sỏi đã gây biến chứng nhiễm khuẩn.

Các biểu hiện khác: Sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa.

Sỏi thận được chia thành 4 dạng sau:

Sỏi canxi: Đây là loại sỏi phổ biến nhất như canxi oxalat, canxi phosphat,… chiếm gần 80% các loại sỏi thận. Sỏi canxi thường rất cứng và có hình thù khác nhau.

Sỏi san hô (sỏi struvite, sỏi nhiễm trùng): Chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Căn nguyên tạo sỏi là do các chất thải chuyển hóa của vi khuẩn liên kết với magie trong nước tiểu tạo thành sỏi.

Sỏi acid uric: Chiếm tỷ lệ gần 10%, thường gặp khi nồng độ acid uric tăng cao và nước tiểu bị acid hóa.

Sỏi cystine: Là loại sỏi rất hiếm gặp, thường liên quan đến yếu tố di truyền, thận bài tiết quá nhiều cystine.

Lưu ý, khi thấy những triệu chứng trên, đi đến các cơ sở y tế để thăm khám

Tags : sỏi niệu quản sỏi thận suy thận
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: