-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tiểu đường type 2 là gì và cách phòng ngừa
Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 07/03/2024
Tiểu đường type 2 là gì?
Là do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường.
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên nhiều người còn được gọi đây là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh do nhiều yếu tố khác nhau.
Theo YHHĐ Nguyên nhân tiểu đường type 2
Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.
Thế nhưng, ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 này, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Để tránh lượng đường bị tồn đọng trong máu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào. Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn được nữa thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ trong máu và gây bệnh.
Dưới đây là những yếu tố thúc đẩy và kết hợp để tạo ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2:
- Thừa cân/béo phì: được xem là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 do tình trạng kháng insulin. Thế nhưng, không phải ai thừa cân cũng mắc bệnh tiểu đường type 2. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khoảng 6 lần so với người bình thường.
- Gan mất cân bằng “điều phối” glucose. Bản thân insulin có vai trò vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng nuôi cơ thể hoặc lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen khi cơ thể dư glucose. Thế nhưng, ở một số trường hợp, gan bị suy giảm chức năng cân bằng chuyển hóa glucose dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose.
- Các tế bào sử dụng insulin không hiệu quả nên glucose không thể đi nuôi cơ thể. Điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2
- Rất khát
- Đi tiểu nhiều
- Nhìn mờ
- Cáu kỉnh
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
- Mệt mỏi/cảm thấy mệt mỏi
- Vết thương không lành
- Nhiễm trùng nấm men tiếp tục tái phát
- Cảm thấy đói
- Giảm cân mà không cần cố gắng
- Bị nhiễm trùng nhiều hơn
Đối tượng và yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Nếu bị tiểu đường loại 2, cơ thể sẽ khó sử dụng insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Những yếu tố nguy cơ bị tiểu đường xuất phát từ bản thân, sức khỏe và lối sống không lành mạnh, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe và tiền sử bệnh bao gồm:
- Bị tiền tiểu đường
- Bệnh tim và mạch máu
- Huyết áp cao, ngay cả khi nó được điều trị và kiểm soát
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Trầm cảm
Những yếu tố liên quan đến thói quen và lối sống như:
- Ít/không tập thể dục. Cụ thể hoạt động thể chất ít hơn 150 phút/tuần
- Căng thẳng
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Cần chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 2
- A1c: Xét nghiệm đo mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng 2 hoặc 3 tháng.
- Glucose huyết tương lúc đói hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết lúc đói là xét nghiệm đo lượng đường huyết khi bụng đói. Bạn sẽ được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (trừ nước) trong 8 giờ trước khi thử nghiệm.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Phương pháp này kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau 2 giờ uống nước ngọt để xem xét cách cơ thể xử lý đường.
Một số lưu ý đối với người bị tiểu đường
Không bỏ bữa để giảm calo
Ăn nhiều chất xơ
Lựa chọn đường tự nhiên
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa dầu, bơ, và bơ sữa trâu
Hạn chế sử dụng rượu
Tập luyện thường xuyên
Liên Hệ: Lang y Bùi Thị Hạnh (Mẹ)- Trịnh Ngọc Anh (con)
Hotline: 0362 101 262
Địa chỉ: Khu Đồng Mát, Tân An, Quảng Yên, Quảng Ninh
Tags :
chữa tiểu đường
gluco
tiểu đường
tiêu đường type 2
trịnh ngọc anh
đông y trịnh gia
đông y trịnh ngọc anh
đường huyết