icon icon

Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 25/09/2023

Trong nội dung bài này, chủ yếu tập trung phân tích dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau thắt lưng do thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng:

Trong đó cột sống cổ gồm 7 xương ở cột sống cổ, 12 xương ở cột sống ngực và 5 xương ở cột sống thắt lưng, tiếp theo là xương cùng và xương cụt ở đáy. Các xương này được lót bởi các đĩa đệm.

Trong đó cột sống thắt lưng có tất cả 5 đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống và có các chức năng chính như:

  • Phân phối tải trọng nén đặt lên cột sống, cung cấp các đặc tính hấp thụ sốc.
  • Duy trì khoảng cách giữa các thân đốt sống trong quá trình vận động.
  • Cung cấp sự linh hoạt cho cột sống và ngăn ngừa các cử động quá mức.
  • Tạo và duy trì đường cong hình chữ C ngược của cột sống thắt lưng.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng thường xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi từ 35-50, người có đặc điểm nghề nghiệp phải mang vác nặng, người ngồi nhiều và lệch tư thế, sinh hoạt sai tư thế… Song song đó, tình trạng này sẽ trầm trọng hơn theo tuổi tác với sự thoái hóa chung của cơ thể.

Đối với vị trí dễ bị phát bệnh nhất là các vị trí đĩa đệm lưng chính là đốt sống L4 – L5 và L5 – S1.

  • Cấp độ 1: Nhân nhầy bên trong đã biến dạng một cách đáng kể làm phát sinh tình trạng phình và lồi đĩa đệm. Lúc này các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt rách nên triệu chứng chưa thật rõ ràng. Vì thế, bệnh nhân thường dễ bị nhầm thoát vị đĩa đệm lưng với các bệnh lý khác nên không quan tâm hoặc chữa trị không đúng cách.
  • Cấp độ 2: Ở cấp độ này, tuy nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ, nhưng các vùng bao bọc bên ngoài đã có dấu hiệu suy yếu và gây chèn ép dây thần kinh. Bệnh nhân có những cơn đau vùng thắt lưng một cách rõ ràng hơn ở giai đoạn 1.
  • Cấp độ 3: Đĩa đệm của bệnh nhân ở giai đoạn này bắt đầu bị thoát vị. Phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách. Xuất phát từ nguyên nhân nhân nhầy thoát ra gây chèn ép thần kinh nên người bệnh sẽ rất đau nhức, đặc biệt là ở khu vực cột sống bị tổn thương.
  • Cấp độ 4: Tình trạng thoát vị có xu hướng ngày một tăng nặng. Chính vì thế, nếu không được can thiệp kịp thời, khu vực thoát vị sẽ ngày một lan rộng. Nhân nhầy đĩa đệm tách khỏi bao cơ, xuất hiện kèm các mảnh rời. Người bệnh ở giai đoạn này rất đau đớn và nghiêm trọng nhất là biểu hiện bị liệt nửa người.

2. Triệu chứng của thoát vị địa đệm thắt lưng

Cột sống thắt lưng có 5 cặp dây thần kinh chi phối hoạt động của các chi dưới. Khi xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây đau nhức dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm L1 - L2

Đây là vị trí ít khi xảy ra tình trạng thoát vị. Tuy nhiên không phải là không thể xảy ra, thoát vị đĩa đệm L1 - L2 thường gây tổn thương dây thần kinh chi phối cảm giác vùng háng và bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến chuyển động của cơ hông. Thoát vị L1-L2 có thể gây đau ở lưng dưới và vùng bẹn. Cơn đau có thể lan ra vùng đùi trước và bên trong đùi.

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4

Các dây thần kinh L2, L3 chi phối cảm giác cho phần trước của đùi và mặt trong của chân. Ngoài ra các dây này còn đóng vai trò chi phối hoạt động của cơ hông, đầu gối.

Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4 chèn ép dây thần kinh có thể gây ra các triệu chứng như:

· Đau nhói, thường có cảm giác bỏng rát ở đùi hoặc phần bên trong của chân.

· Tê ở đùi hoặc phần trong của chân.

· Yếu khi di chuyển đùi và/hoặc đầu gối theo các hướng khác nhau.

· Cảm giác bất thường, chẳng hạn như cảm giác kim châm hoặc ngứa ran.

Những triệu chứng này thường gặp ở một chân. Hiếm khi, xuất hiện ở cả hai bên chân.

Thoát vị đĩa đệm L4-L5

Khi đĩa đệm nằm ở vị trí L4-L5 bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối hoạt động các cơ nâng bàn chân và ngón chân cái. Rễ thần kinh bị tổn thương lâu ngày sẽ gây yếu cơ vùng chân, cảm thấy tê, đau ở đầu bàn chân, ngón chân.

Thoát vị đĩa đệm L5-S1

Thoát vị đĩa đệm L5-S1 thường gây ra hiện tượng chèn ép dây thần kinh S1. Ngoài đau thần kinh tọa, thoát vị ở vị trí này có thể dẫn đến yếu khi đứng kiễng chân. Cảm giác tê và đau có thể lan xuống lòng bàn chân và bên ngoài bàn chân.

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm 

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thoát vị đĩa đệm, những nguyên nhân chính được cho là do sự thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho cột sống lâu ngày khiến đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng, dễ bị tổn thương. 

Cùng với đó là quá trình thoái hóa tự nhiên theo thời gian khiến cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa, suy yếu dễ nứt rách. Và các yếu tố thuận lợi như sai tư thế trong lao động, sinh hoạt, chơi thể thao, tính chất công việc ít vận động, thừa cân,... cũng đều góp phần khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra sớm, tiến triển nặng nhanh hơn.

Liên hệ Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh để được tư vấn cách điều trị Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. 

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Trong đó mỗi phương pháp có những ưu và nhược khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn các phương pháp.

Đối với Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh điều trị đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm dựa trên nền tảng y học cổ truyền, được bào chế từ thảo dược, không tác dụng phụ.

Hotline: 0362101262

Địa chỉ: Khu Đồng Mát, phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tags : thoát vị đĩa đệm thắt lưng đau thắt lưng đông y gia truyền trịnh ngọc anh
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: