icon icon

Một số biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt nửa người

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 13/10/2024

Một số di chứng để lại sau khi bị tai biến mạch máu não hoặc chấn thương sọ não. Người bệnh bị liệt 1 tay, 1 chân hay một bên thân người (có thể liệt mặt hoặc không). Tùy vào từng nguyên nhân, các triệu chứng liệt nửa người có thể khác nhau, bao gồm:

Liệt: 1 tay, 1 chân cùng bên. Ban đầu sẽ là liệt mềm rồi chuyển sang liệt cứng với tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương;

Rối loạn cảm giác: Gây tê, đau, rát, giảm hoặc mất cảm giác ở bên bị liệt;

Rối loạn tri giác: Vật vã, kích thích hoặc dẫn đến hôn mê...;

Rối loạn tâm thần: Có thể xuất hiện hoặc không;

Rối loạn ngôn ngữ: Tùy thuộc vào vùng mà não bị tổn thương sẽ gây thất ngôn (không nói được) hoặc nói ngọng, nói khó, mất khả năng hiểu hoặc khả năng diễn đạt ngôn ngữ;

Rối loạn thị giác: Mất thị giác ở 1 hoặc cả 2 mắt.

Một số biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt nửa người

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người phải được bắt đầu càng sớm càng tốt. Mỗi giai đoạn có những kỹ thuật và biện pháp cụ thể khác nhau.

Với tư thế nằm: Cần phải thường xuyên được thay đổi. Mỗi ngày cần thay đổi từ nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa, ngồi dậy và đứng lên. Thông thường, các tư thế ngồi và đứng rất quan trọng trong quá trình lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết. Trường hợp không thể ngồi hoặc đứng được, người nhà có thể sử dụng các loại giường bệnh hoặc bàn dốc với các góc nghiêng khác nhau cho phù hợp tình trạng của người bệnh.

Với các bài tập thụ động: Người nhà có thể tiến hành vận động thụ động bằng các động tác xoa bóp và tập theo khả năng vận động các khớp của bệnh nhân.

Với các bài tập chủ động: Việc tự tập cần tiến hành càng sớm càng tốt, bắt đầu từ việc tự xoa bóp, tự vận động các khớp bên không bị liệt, tự cử động khớp bên bị liệt, tự xoay mình, tập thở. Nên khuyến khích người bệnh tự mình hoặc nhờ sự trợ giúp để có thể ngồi dậy, thoát ly khỏi giường càng sớm càng tốt.

Duy trì tập vận động khớp

Phương pháp xoa bóp: Tiến hành xoa bóp các chi, từ ngọn chi đến gốc chi.

Duy trì vận động thụ động các khớp bằng các bài tập đơn giản, cơ bản.

Hướng dẫn và khuyến khích người bệnh tự tập bằng cách sử dụng bên tay/chân lành đỡ tay/chân bị liệt.

Tư thế của người bệnh: Vị trí đúng khi nằm trên giường rất quan trọng cho đến khi người bệnh có thể tự mình di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Hướng dẫn người bệnh cách chuyển động như sau để không gây ra các hiện tượng lở loét da và duy trì được sức mạnh của cơ thể:

Nằm nghiêng bên liệt: Dùng tay không liệt nắm cạnh giường bên liệt, sau đó sử dụng chân không liệt để tự quay mình.

Nằm nghiêng bên không liệt: Nắm chắc cạnh giường bên ấy với tay không liệt. Lưu ý, trước khi quay, người bệnh phải đặt tay liệt lên bụng và dùng chân không liệt luồn dưới cổ chân liệt, như vậy sẽ giúp đỡ nâng sức nặng của chân liệt.

Ngồi dậy: Người bệnh có thể dựa vào một sợi dây cột ở cuối giường để có thể tự kéo mình ngồi lên. Hoặc có thể ngồi dậy bằng cách quay người về phía bên không liệt và chống tay không liệt để nâng người ngồi dậy. Tuy nhiên, cần phải chú ý đặc biệt đến việc giữ thăng bằng của cơ thể khi ngồi.

Giai đoạn đứng dậy:

Khi người bệnh có thể đi đến phòng tập phục hồi chức năng, việc tập đứng, giữ thăng bằng là quan trọng nhất. Dưới đây là cách bắt đầu tập đứng:

Người bệnh ngồi trên một cái ghế vững chắc đặt ở giữa 2 trụ song song. Nếu ngồi trên một chiếc xe lăn thì cần phải khóa hai bánh xe lại trước khi đứng lên. Người bệnh cần được luyện tập dùng tay không liệt nắm chặt vào thanh cây để đứng lên và ngồi xuống.

Sau đó, tập cho người bệnh biết đứng, giữ thăng bằng với sức nặng của cơ thể chi phối đều lên cả 2 chân. Vài lần đầu nên dùng tay không liệt để nắm nhưng sau khi quen dần và tiến bộ thì không nên sử dụng tay nữa.

Khi người bệnh có thể giữ thăng bằng tốt thì nên bắt đầu tập đi bộ trong hai trụ song song và dùng tay không liệt để giữ cho chắc. Sau đó, để tiến bộ hơn, người bệnh có thể đi bộ bên ngoài hai trụ với cây chống càng sớm càng tốt.

Đối với người bị liệt, khi áp dụng phác đồ điều trị trong ẩm ngoài đồ kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh mau chóng bình phục trở lại.

Liên hệ ngay để được tư vấn.

Hotline: 0362 101 262

Tags : bài tập phục hồi chức năng cho người liệt liệt chân liệt một chân liệt một tay liệt nửa người liệt tay tai biến đột quỵ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: