-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trẻ em có mắc bệnh Viêm khớp háng không?
Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 18/06/2023
Trẻ từ 7 – 14 tuổi cũng có thể mắc bệnh Viêm khớp háng. Với biểu hiện sưng, có ổ viêm lớn ở khớp háng kèm theo đau nhức khó chịu.
- Triệu chứng
Viêm khớp háng ở trẻ em thường không có biểu hiện trong giai đoạn khởi phát. Một số trường hợp chỉ thấy đi lại khó khăn, khó ngồi xổm, khó xoay khớp háng.
Triệu chứng tại chỗ
- Đau vùng háng. Cơn đau có thể lan xuống vùng đùi hoặc đầu gối
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói tùy theo mức độ tổn thương
- Đau tăng dần theo thời gian
- Có cảm giác đau nhói khi ấn vào khớp háng tổn thương
- Sưng đỏ khớp háng
- Sờ thấy có cảm giác nóng
- Khó khăn khi đi lại hoặc thực hiện những hoạt động liên quan đến khớp háng
- Thay đổi dáng đi (đi khập khiễng)
Triệu chứng toàn thân
- Sốt
- Quấy khóc ở trẻ nhỏ
- Viêm nhiễm tai mũi họng
- Rối loạn tiêu hóa
- Nguyên Nhân
Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị viêm khớp háng. Tuy nhiên những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:
- Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy những trẻ có ba hoặc mẹ bị viêm khớp háng, viêm khớp dạng thấp sẽ dễ bị viêm khớp háng hơn so với thông thường.
- Chấn thương: Chấn thương do té ngã hoặc trật khớp nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp háng.
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm virus, nấm và vi khuẩn dẫn đến viêm khớp háng.
- Trượt xương đùi: Trượt xương đùi là hiện tượng gãy dọc đĩa tăng trưởng bên dưới khớp bi của hông. Bệnh phổ biến ở những trẻ từ 8 đến tuổi thiếu niên và những người thừa cân béo phì. Các trường hợp trượt xương đùi thường được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể gây viêm khớp háng hoặc tăng nguy cơ trong những năm sau.
- Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng. Điều này xảy ra lâu ngày làm tăng nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em.
- Hệ lụy
Viêm khớp háng ở trẻ em có thể được điều trị khỏi nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Mặt khác việc không sớm điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể làm phát sinh những vấn đề nghiêm trọng sau: (Xương yếu; Dễ trật khớp háng; Đau mãn tính; Teo cơ; Viêm khớp nhiễm khuẩn…).
4. Biện pháp chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi: Tránh vận động và đi lại nhiều để hạn chế tổn thương khớp, sưng và đau nhức nặng nề hơn.
Sau khi cơn đau thuyên giảm, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ đi lại và vận động nhẹ nhàng để phòng ngừa cứng khớp, khó phục hồi chức năng vận động.
- Chườm ấm
Chườm ấm nên được thực hiện khi khớp háng đã giảm sưng. Biện pháp này có tác dụng tăng lưu thông máu, thư giãn cơ, mạch máu và khớp xương, Từ đó tăng khả năng chữa lành tổn thương và sớm cải thiện chức năng vận động.
- Duy trì vận động
Một số lưu ý khi vận động:
-
- Không nên chạy
- Không vận động gắng sức
- Nếu đột ngột đau nhiều khi vận động, người bệnh cần nghỉ ngơi và ngừng các động tác đang thực hiện.
- Chế độ ăn uống hợp lý như: (Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, dâu tây, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, quả việt quất, quả mâm xôi, đu đủ; Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, đậu phụ, rau lá xanh, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, hải sản, cá; Thực phẩm giàu vitamin D: Lòng đỏ trứng, tôm, dầu gan cá tuyết, sữa, sữa chua, phô mai, hàu, nấm, cá hồi, cá ngừ; Thực phẩm giàu protein: Trứng, hạnh nhân, sữa, ức gà, bông cải xanh, thịt, phô mai, yến mạch).
Phác đồ điều trị Viêm khớp háng
Điều trị bệnh Viêm khớp háng bằng đông y tương đối hiệu quả cao.
Sử dụng một liệu trình trong 30 ngày, người bệnh đã thấy thuyên chuyển đáng kể.
Liên hệ ngay: Đông Y Gia truyền
0362101262
Địa chỉ: Đường Đồng Tâm, khu Đồng Mát, Tân An, Quảng Yên, Quảng Ninh.
Lưu ý: Nếu bị tình trạng trên cần tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Cũng như mức độ thuyên giảm phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.