icon icon

Bệnh đau Thần kinh Tọa

Đăng bởi Đông y gia truyền Trịnh Ngọc Anh vào lúc 10/06/2023

Đau thần kinh tọa là cơn đau thường xảy ra do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa), khởi phát từ vùng mông, cơ mông.

Theo đông y, đau thần kinh tọa có bệnh danh y học cổ truyền là Tọa Thống PhongYêu cước thống, Tọa điển phong... 

Nguyên nhân gây bệnh là do phong tà, thấp tà và hàn tà. Cụ thể khi 3 loài tà xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên khí huyết ứ trệ, mạch máu tắc nghẽn và phát sinh cơn đau nhức kéo dài.

Theo đó, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể (gần bằng ngón tay), được tạo thành từ 5 rễ thần kinh, bao gồm:

  • 2 rễ từ vùng lưng dưới được gọi là cột sống thắt lưng.
  • 3 rễ từ phần cuối cùng của cột sống được gọi là xương cùng.

Năm rễ thần kinh này kết hợp với nhau để tạo thành dây thần kinh hông phải và trái. Ở mỗi bên cơ thể, một dây thần kinh tọa sẽ chạy qua hông, mông và kéo dài xuống chân, kết thúc ngay dưới đầu gối. Sau đó, bó sợi sẽ phân nhánh, tiếp tục chạy xuống chân, đến bàn chân, ngón chân.

Thuật ngữ đau dây thần kinh tọa thường được sử dụng để mô tả bất kỳ cơn đau nào bắt nguồn từ phần lưng dưới và lan xuống chân.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

● Đau thần kinh tọa do ngoại nhân: Thường là do phong nhiệt, phong hàn, thấp nhiệt. Lúc này, kinh mạch ứ trệ, khí huyết không thông gây ra chứng tê bì gân cốt, khớp xương, khó vận động.

●Bất nội ngoại nhân: Do những chấn thương ở cột sống làm ứ huyết ở kinh Đởm và Bàng quang. 2 kinh này nằm trong 3 kinh dương ở chân, hướng từ mặt xuống, điểm cuối là các đầu ngón chân. Nếu để cơn đau thần kinh tọa kéo dài, không có cách điều trị kịp thời, chức năng của Thận và Can sẽ bị ảnh hưởng.

 

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Một số dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau nhói vùng lưng dưới.
  • Cơn đau xuất hiện ở chân trở nên tồi tệ hơn khi ngồi.
  • Đau hông.
  • Nóng rát hoặc ngứa ran ở chân.
  • Yếu, tê hoặc khó di chuyển chân hoặc bàn chân.
  • Cơn đau khiến cơ thể khó đứng dậy.
  • Cơn đau trở nặng khi ngồi, đứng trong thời gian dài, thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…
  • Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân.

Lưu ý: Khi thấy các biểu hiện trên cần tới các cơ sở y tế để thăm khám

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: